TRUYỀN CẢM HỨNG VAN CỔNG TRỤC (TAVI)

Chọn phụ đề Tiếng Việt cho video bằng cách nhấp vào hình ⚙

Vì sao một số bệnh nhân cần phải điều trị bằng phương pháp ghép van động mạch chủ qua ống thông (TAVI) hoặc thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVR)?

Ghép (TAVI) hay thay (TAVR) van động mạch chủ qua ống thông cùng mô tả một thủ thuật (Thay van động mạch chủ qua ống thông là phương pháp điều trị hẹp van đổng mạch chủ nặng. Bệnh lý này xảy ra khi van động mạch chủ hẹp và bị tắc, gây trở ngại cho dòng máu đi ra từ tim.

Điều gì có thể xảy ra nếu tôi không được điều trị hẹp van động mạch chủ?

Khi van động mạch chủ hẹp nặng và bệnh nhân có triệu chứng, và có thể dẫn đến việc bệnh nhân phải nhập viện nhiều lần do suy tim hoặc có thể gây ra đột tử.

Những triệu chứng của hẹp van động mạch chủ là gì?

Triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Phù nề chân hoặc mắt cá chân

Thay/Ghép van động mạch chủ qua ống thông là gì?

Đây là thủ thuật đưa van tim nhân tạo được thiết kế như một khung giá đỡ (stent) từ đùi đến phần hẹp của van động mạch chủ. Khung giá đỡ này sau đó sẽ được bung ra và đẩy phần mô bị hẹp cứng sang các bên. Van tim mới sẽ bắt đầu hoạt động ngay lập tức sau khi thả van. Việc này sẽ giúp dòng máu đi ra từ tim tốt hơn.

Có phương pháp điều trị nào thay thế cho TAVI không?

Có, và đó là phương pháp phẫu thuật thay van động mạch chủ. Đối với kỹ thuật này, bác sĩ phẫu thuật tim sẽ mổ cắt bỏ van tim hỏng và sau đó khâu van nhân tạo mới để thay thế. Kỹ thuật này yêu cầu gây mê hoàn toàn và sử dụng máy tim phổi ngoài cơ thể để duy trì tuần hoàn của máu và ô xi khi ngưng tim cho việc phẫu thuật.

  • Lợi ích của TAVI là gì?
  • Thời gian nằm viện ngắn hơn
  • Giảm đau tốt hơn sau thủ thuật
  • Bệnh nhân có thể di chuyển sớm hơn
  • Cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống
  • Cải thiện chức năng của van tim, qua đó giảm nguy cơ suy tim và tỷ lệ tử vong.

Thủ thuật được diễn ra như thế nào?

Bác sỹ gây mê sẽ đánh giá bệnh nhân và hầu hết bệnh nhân sẽ được tiêm an thần và gây tê bộ phận khi tiến hành thủ thuật. Bác sỹ can thiệp sau đó sẽ đưa 1 ống thông mỏng (chỉ to hơn một cây bút bi) vào trong động mạch ở đùi dưới chỉ dẫn của tia X và siêu âm. Qua đó, van TAVI sẽ được đẫn đường qua mạch máu đến van động mạch chủ bị hư hỏng. Van TAVI được dẫn đường bằng một hệ thống đặc biệt đến gốc động mạch chủ. Van TAVI sẽ được bung sau khi đưa đến vị trí đã tính toán từ trước. Van TAVI sau đó sẽ được đánh giá qua siêu âm tim và tia X để đảm bảo chức năng hoạt động. Hệ thống dẫn đường sau đó sẽ được đưa ngoài cơ thể và vết mổ ở đùi sẽ được đóng lại.

Sau bao lâu thì bệnh nhân có thể phục hồi sau thủ thuật?

Nếu thủ thuật diễn ra tốt đẹp, hầu hết bệnh nhân có thể về nhà sau 3-5 ngày. Khuyến khích bệnh nhân chỉ đi bộ trên đường bằng phẳng. Nên tránh các hoạt động ráng sức, leo cầu thang liên tục hoặc ngồi xổm sau đó 2 đến 3 tuần khi bác sỹ đồng ý. Bệnh nhân sẽ được bác sỹ đánh giá lại sau đó và có thể tiến hành siêu âm tim nhiều lần.

Bệnh nhân có cần phải thay đổi chế độ ăn và sử dụng thuốc mới?

Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một liều thuốc chống đông nhỏ sau thủ thuật. Trong một số trường hợp, các loại thuốc khác có thể cần được chỉ định.

Bệnh nhân cần phải chuẩn bị gì trước khi làm thủ thuật?

Bác sĩ sẽ tiến hành một số thử nghiệm (test) để đánh giá khả năng tiến hành TAVI. Bao gồm chụp cắt lớp vi tính để đánh giá hình dáng và kích thước của động mạch cũng như van động mạch chủ.

Nếu bệnh nhân có sẵn bệnh lý động mạch vành thì thủ thuật chụp mạch vành cũng có thể được chỉ định.

Các thử nghiệm khác như điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm máu, chụp X quang cũng có thể cần tiến hành.

Bệnh nhân nên thảo luận với bác sỹ nếu có vấn đề về sức khỏe, dị ứng trước đó và những loại thuốc đang dùng. Ngoài ra, bệnh nhân nên hỏi bất kỳ câu hỏi nào khác nếu có về thủ thuật.

Các biến chứng có thể xảy ra sau thủ thuật:

  • Tử vong (1-10%)
  • Tổn thương tim hoặc mạch máu, ví dụ như thủng hoặc rách mạch máu, cấu trúc cơ tim mà có thể cần phẫu thuật cấp cứu (1-10%)
  • Đau tim (1-10%)
  • Đột quỵ (1-10%)
  • Đông máu (1-10%)
  • Biến chứng mất nhiều máu mà có thể cần truyền máu (0.1-5%)
  • Tụ máu (1-10%)
  • Huyết áp cao/huyết áp thấp (0.1-5%)
  • Suy thận cần chạy máy (0.1 10%)
  • Giảm chức năng thận (0.1-25%)
  • Dị ứng với thuốc cản quang (0.1 – 1%)
  • Phản ứng với gây mê (1 – 10%)
  • Nhịp tim bất thường (0.1 – 25%)
  • Hệ thống dẫn truyền của tim bị tổn thương, dẫn đến việc cần cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (1 – 10%)
  • Sốt (0.01 – 1%)
  • Viêm nhiễm bao gồm van tim (0.01 – 1%)
  • Tràn dịch màng tim (chảy máu vào trong thành bao ngoài tim) (0.1 – 1%)
  • Tổn thương dây thần kinh (0.01 – 0.1%)
  • Rò động tĩnh mạch với đường dẫn bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch (0.01 – 0.1%)
  • Sử dụng bóng đối xung ngắn hạn để hỗ trợ chức năng tim (1%)
  • Tắc mạch chi dưới (0.5%)
  • Phẫu thuật van tim cấp cứu (1 – 3%)

Một số nguy cơ khác đi kèm với thủ thuật có thể chưa toàn diện. Các nguy cơ tiềm tàng có thể xảy giữa các bệnh nhân khác nhau vì mỗi bệnh nhân có thể có vấn đề đặc biệt. Bệnh nhân sẽ được bác sỹ tư vấn về những điều này.

Có những cảnh báo gì khác tôi cần biết sau được thay/ghép van tim mới?

Bệnh nhân sẽ được nhận 1 cái thẻ có thông tin loại van và ngày thủ thuật diễn ra. Hơn nữa, bệnh nhân cần phải thông báo với các bác sỹ khác về việc đã được thay/ghép van tim nhân tạo. Bệnh nhân sẽ cần sử dụng kháng sinh trước khi làm thủ thuật về nha khoa để tránh gây viêm nhiễm cho van. Bệnh nhân cũng nên thông báo với bác sỹ của bệnh nhân về việc có cần chụp cộng hưởng từ trước đó.

Sự thoái hóa của van tim sinh học (nhân tạo)

Theo sau một ca thay van tim thành công, sẽ khá thất vọng khi biết rằng van tim đó có thể sẽ lại bị thoái hóa.

Đáng tiếc là van tim sinh học (van nhân tạo được làm từ mô của động vật), khi được thiết kế giống như van tim người vẫn có thể có sự hao mòn và cần phải thay thế một lúc nào đó.

Điều gì gây ra sự hao mòn này?

Điều này có thể do ảnh hưởng của sự vôi hóa (hình thành khoáng chất) ở lá van (làm cứng lá van), sự xé cơ học, li-pít (cholesterol) thấm vào mô của van và phản ứng miễn dịch làm nhanh thêm sự hư hỏng của van tim. Tình trạng này xảy ra vì sự khác biệt về tính hóa sinh và cấu trúc phân tử giữa van động mạch chủ tự nhiên (van của người từ lúc sinh ra) và van tim sinh học nhân tạo.

Tỷ lệ thoái hóa bị ảnh hưởng bởi vài yếu tố. Trong đó bao gồm độ tuổi của bệnh nhân. Tỷ lệ thoái hóa cao hơn thường thấy ở bệnh nhân trẻ tuổi. Bệnh lý về thận, tình trạng hoóc-môn, mang thai và cao huyết áp cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng. Hơn nữa, van tim cỡ nhỏ hơn, vị trí của van tim (van hai lá kém hơn van động mạch chủ) cũng là yếu tố được ghi nhận. Bệnh nhân tiểu đường và có nồng độ cholesterol cao cũng nằm trong nhóm có nguy cơ.

Có cách nào để việc này không xảy ra?

Hiện không có cách nào để ngăn ngừa sự thoái hóa này mặc dù vậy, những việc dưới đây có thể giúp ngăn ngừa biến chứng hoặc nguyên nhân gây ra tổn thương:

  1. Tránh các bệnh mạn tính như cholesterol cao, tiểu đường dẫn tới nguy cơ suy giảm chức năng thận bằng cách …duy trì lối sống lành mạnh
  2. Vệ sinh ong tốt. Điều này rất quan trọng vì vi khuẩn từ miệng có thể đi theo dòng máu lây nhiễm đến van tim rồi gây ra condition rất nguy hiểm được gọi là viêm nội tâm mạc. Bệnh lý này rất khó chữa và phải yêu cầu sử dụng kháng sinh lâu dài hoặc thậm chí phải phẫu thuật lại van tim nếu van tim bị tổn thương nghiêm trọng.
  3. Kháng sinh dự phòng. Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân để hiểu khi nào bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh trước bất kỳ thủ thuật nha khoa xâm lấn nào.
  4. Tiếp tục thăm khám với bác sỹ tim mạch. Bác sỹ có thể sử dụng siêu âm tim để đánh giá tình trạng của van và chức năng của quả tim.
  5. Chú ý đến những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh hoặc phù nề chân. Các triệu chứng này không nên bỏ qua nếu chưa được xem xét kỹ.

“Van của tôi bị hư hỏng nặng” Tôi có những lựa chọn và phương pháp nào?

  1. Van tim hỏng có thể được lấy ra và thay thế bằng phương pháp phẫu thuật lại. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sỹ về lựa chọn sử dụng van tim cơ học hoặc sinh học về độ bền của chúng.
  2. Hiện nay có một phương pháp mới, ít xâm lấn hơn gọi là van-trong-van dành cho một số bệnh nhân. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân nguy cơ cao khi phẫu thuật lại. Van tim mới này có tên gọi là van tim qua đường ống thông. Van tim bị thoái hóa sẽ được lấy ong thay vào đó, van tim qua ống thông (giống khung giá đỡ) sẽ được đưa qua đường đùi và đặt vào trong ong van thoái hóa. Qua đó sẽ đẩy lá van tim bị thoái hóa sang bên và van tim mới ngay lập tức hoạt động. Phương pháp này có thể được tiến hành mà không cần ngưng tim hoặc sử dụng máy hỗ trợ tim phổi. Vì vậy, thời gian phục hồi của bệnh nhân sẽ ngắn hơn rõ rệt và ít đau hơn. Cần phải đặc biệt chú ý van tim qua ống thông này cũng là van sinh học và có thể thoái hóa qua thời gian nhưng chắc chắn sẽ kéo dài thời gian hoạt động của van tim cũ.
  3. Có lựa chọn chỉ sử dụng thuốc không? Uống thuốc có thể giảm triệu chứng xuất phát do bệnh lý van tim nhưng không giảm được tiến trình của bệnh lý.

đọc them